fbpx
Giải pháp IoT công nghiệpIoT

Iot công nghiệp trong hệ thống tự động hóa

Điểm danh 5 ứng dụng tuyệt vời của Iot công nghiệp trong hệ thống tự động hóa

Industry 4.0 là cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đề cập đến vai trò của hệ thống vật lý trên không gian mạng CPS và internet vạn vật Iot cùng điện toán đám mây. Với những công nghệ hiện đại này, doanh nghiệp có thể nâng khả năng tương tác phân tích, xử lý dữ liệu trên thời gian thực, hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn. Hiện nay, trong các nhà máy sản xuất, các quy trình thường được ứng dụng tự động hóa. Vậy Iot công nghiệp và tự động hóa có mối liên hệ như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

IOT 4.0 giải quyết vấn đề của bộ điều khiển PLC từ xa trong hệ thống tự động hóa công nghiệp

Đối với những doanh nghiệp chuyển hướng sử dụng các bộ điều khiển PLC thay vì sử dụng hệ thống máy móc cũ đã retrofit hoặc khi lắp đặt các máy riêng tại các nơi sản xuất bên ngoài nhà máy thì thường gặp vấn đề với bộ điều khiển PLC. Do không sử dụng hệ thống giám sát, ghi nhận nên khi có vấn đề xảy ra, các kỹ sư khó có thể xác định nguyên nhân nhanh chóng. Điều này không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn có thể làm gián đoạn quy trình sản xuất, gây đến nhiều thiệt hại lớn.

Để khắc phục vấn đề này, Iot industry 4.0 đã được ứng dụng vào hệ thống tự động hóa của doanh nghiệp. Thông qua việc truy cập từ xa qua internet, nhà sản xuất máy có thể theo dõi các tệp nhật ký trên PLC ngay tại văn phòng của mình. Vì vậy, khi có vấn đề phát sinh, họ có thể xử lý, đặt lại máy trong vài phút, vô cùng tiện lợi, không tốn thời gian và chi phí.

Iot công nghiệp trong hệ thống tự động hóa
Iot công nghiệp trong hệ thống tự động hóa

Iot in industry 4.0 có vai trò cập nhật các chức năng mới trên màn hình HMI

Ưu điểm nổi bật của ứng dụng iot công nghiệp trong hệ thống tự động hóa chính là khả năng mở rộng bảng điều khiển với các chức năng mới. Lập trình viên có thể dễ dàng sửa đổi một số tính năng như thêm công tắc bật mở, thêm bộ đếm phần trăm cho máy bơm….

Và tất cả quy trình này được tiến hành thông qua phần mềm HMI. Doanh nghiệp và nhà chế tạo máy có thể xem và kiểm tra chức năng HMI trên thiết bị di động hoặc trong nền tảng IIoT công nghiệp.

Iot industry 4.0 đưa ra các bảo trì dự đoán và phân tích giúp hệ thống tự động hóa hoạt động hiệu quả

Đối với các máy móc tự động automation machine trong nhà máy sản xuất và các thiết bị năng lượng mặt trời như tấm pin năng lượng, bạn cần tiến hành bảo trì thường xuyên. Tuy nhiên, việc bảo trì sẽ diễn đúng lúc, kịp thời hơn nếu bạn ứng dụng Iot công nghiệp vào hệ thống. Bởi công nghệ này có khả năng đưa ra phân tích, thông báo bảo trì dự đoán. Ví dụ, khi có sự xuống cấp của máy móc, công nghệ sẽ tiến hành phân tích tình trạng và đưa ra thông báo kịp thời.

Doanh nghiệp chỉ cần trang bị bộ đếm của phần mềm PLC và cung cấp dữ liệu này lên điện toán đám mây. Bảng điều khiển iot công nghiệp sẽ tiến hành trực quan hóa dữ liệu và đưa ra thông báo khi đến giới hạn bảo trì. Công nghệ Iot phân tích các vấn đề tiềm ẩn giúp bạn dễ dàng xác định các lỗi cần được bảo trì hơn.

IIot industry 4.0 phân tích và tối ưu hóa các hoạt động của robot công nghiệp

Robot công nghiệp là một phát minh vĩ đại trong giai đoạn công nghệ 4.0. Sự ra đời của robot công nghiệp đã giúp các công việc trong hệ thống sản xuất nhà máy được thực hiện dễ dàng, đạt hiệu quả hơn. Và để điều khiển, tối ưu hóa thiết bị này thì không thể không có sự góp mặt của công nghệ Iot 4.0. Iot giúp thay đổi các hành động trong chương trình robot dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, công nghệ Iot còn có khả năng truy cập vào bản ghi camera IP nhằm tạo điều kiện cải thiện các hoạt động của robot dễ hơn. Các thiết bị máy móc khi muốn kết nối với robot thì cần có sự hỗ trợ của Iot công nghiệp trong việc thiết lập kết nối VPN để truy cập mạng.

Iot industry 4.0 quản lý dữ liệu từ nhiều tòa nhà để xây dựng một trung tâm giám sát chung

Không chỉ ứng dụng trong hệ thống nhà máy sản xuất, Iot còn đóng vai trò quan trọng trong tự động hóa tòa nhà. Để có thể kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng, chiếu sáng hay việc phòng cháy chữa cháy của nhiều tòa nhà mà không cần đi đến các địa điểm đó thì cần đến công nghệ Iot công nghiệp. Iot công nghiệp giúp người dùng có thể theo dõi, quản lý tình trạng sử dụng ở nhiều vị trí ngay tại một vị trí trung tâm.

Có thể thấy, Iot 4.0 đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành tự động hóa công nghiệp. Nhờ có công nghệ này, chúng ta có thể thu thập, xử lý dữ liệu nhanh chóng, chính xác mọi khía cạnh của sản xuất. Tuy nhiên, để kết hợp Iot công nghiệp và tự động hóa hiệu quả đòi hỏi cơ sở hạ tầng mới trong cả ứng dụng phần mềm và phần cứng. Điều này cũng là một trong những thách thức lớn mà doanh nghiệp cần đối mặt khi ứng dụng công nghệ 4.0.

Iot industry 4.0
Iot industry 4.0

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button