Microsoft: Cuộc chuyển giao đằng sau cánh cửa

Khi Steve Ballmer đã từ chức từ Microsoft 2 năm trước đây, báo chí đóng sập những cánh cửa sau lưng ông. Chẳng bận tâm và vẫn nhìn về phía trước, vị lãnh đạo doanh nghiệp đầy đam mê này nhanh chóng mở ra cánh cửa khác, bắt đầu sự nghiệp kinh doanh làm chủ một đội bóng rổ nhà nghề giải NBA, Mỹ. Nhưng ông vẫn quan tâm sâu sắc tới công ty cũ; với tư cách là cổ đông cá nhân lớn nhất với 4% cổ phần, Ballmer chỉ trích ra mặt một số lựa chọn phát triển gần đây của Microsoft nhưng cũng ủng hộ mạnh mẽ các bước đi kế tiếp cho Windows 10.
Và để hiểu hơn về tương lai, quan trọng cần biết Microsoft đã đi đến vị trí hôm nay bằng cách nào. Khi nhìn nhận lại, nhiệm kỳ 14 năm của vị CEO này cho thấy những đóng góp của Steve Ballmer cho một Microsoft “mới”.
Nếu Nadella đưa Microsoft trở về vị trí dẫn đầu một cách ngoạn mục, vậy phải chăng Ballmer là người phá tan mọi thứ trước đó? Nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy.
Bạn có thể rất dễ suy luận theo kiểu nhị phân ‘người này không thì ắt hẳn người kia có’: Nếu Nadella đưa Microsoft trở về vị trí dẫn đầu một cách ngoạn mục, vậy phải chăng Ballmer là người phá tan mọi thứ trước đó? Nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy. Steve Ballmer đã tuyên bố nếu ông được ghi nhận công lao đóng góp cho thành công của Microsoft thì cũng “không quan trọng”. Nhưng trong lúc một Microsoft mới đang được cải thiện được xem là công lao của Satya Nadella, 2 năm qua là một khoảng thời gian đủ tin cậy để xem xét nguồn gốc dẫn đến một Microsoft đổi mới như hôm nay.
Những sai lầm
Trước tiên, việc quan trọng là hiểu được phần nền của bức tranh Microsoft. Thật vậy, Ballmer đã có nhiều sai lầm, lớn nhất là phản ứng quá chậm trước iPhone ra mắt vào tháng 1/2007, mở màn cho nền tảng điện toán có độ phủ cực lớn tiếp theo: di động. Phải mất gần 4 năm sau đó đầy đau đớn và chậm chạp Microsoft mới đưa ra được Windows Phone 7, chỉ vì kiêu ngạo, thiếu tính quyết liệt và tầm nhìn.
Sau khi iPhone trình làng, phải mất gần 4 năm đau đớn và chậm chạp Microsoft mới đưa ra được Windows Phone 7, chỉ vì kiêu ngạo, thiếu tính quyết liệt và tầm nhìn.
Nếu so sánh, Google đã biết mua lại Android trong 2005. Và khi Google thấy iPhone, đội ngũ phát triển Android biết nhanh chóng chuyển hướng, đưa ra một hệ điều hành di động tuy kém cỏi vẫn đi trước Windows Phone (dù sao này thể hiện tính vượt trội). Google tích cực cấp phép một nền tảng Android tốt vừa vừa nhưng miễn phí, dần dần cải tiến tốt hơn như hôm nay.
Hơn nữa, Ballmer vẫn để một môi trường nội bộ, trong đó các nhóm Windows và Office sẽ không ngần ngại loại trừ những dự án có khả năng đe dọa đến tồn vong của 2 nhóm này. Sáng tạo và đổi mới lúc này bị đóng băng, tài năng bị thất sủng; J Allard ra đi khi các dự án đầy triển vọng như máy tính bảng Courier chấm dứt, trong khi Skype bỏ lỡ cơ hội bùng nổ của ứng dụng (app) vì không nhận ra mình đang chiếm ưu thế thống trị.
Và cũng không nên quên Windows 8, một nỗ lực thiết kế chưa dành cho đúng thiết bị và đối tượng mục tiêu và Windows Vista đã tiêu tốn biết bao tài nguyên trong nhiều năm. Thương vụ mua lại aQuantive 6,2 tỉ đô la bị định giá sai là một thất bại lớn, bên cạnh bút toán xóa bỏ 7,6 tỷ USD trong thương vụ mua lại Nokia.
Nhưng thường khi theo dõi Microsoft đến điểm này, hầu hết mọi người đã vội ngưng phân tích và … rút ra kết luận. Không có gì lạ khi họ không thấy được hết.
Kết quả kinh doanh
Trước hết, chuyện báo chí ít viết chính là các chỉ số kết quả và hiệu quả kinh doanh – cở sở để các nhà đầu tư bỏ tiền vào trong tương lai. Dưới sự quản lý của Ballmer, doanh thu đã tăng trưởng từ 25 tỷ USD vào năm 2001 lên 87 tỷ USD trong năm 2014, tăng 3 lần tổng doanh thu trong 13 năm. Và công ty tăng lợi nhuận hoạt động thường niên từ 11,7 tỷ USD lên 27,7 tỷ USD. Trong năm tài chính cuối cùng thuộc nhiệm kỳ của Ballmer, Microsoft đạt tỉ suất biên lợi nhuận ròng 32%.
Con số này cùng tốc độ tăng trưởng và lượng hàng bán ra là cực kỳ hiếm có trong bất kỳ ngành nào. Apple vượt quá con số này hôm nay, trong khi Google cũng chỉ tương tự. Nhưng các tổ chức tập đoàn lớn không có được kết quả như vậy.
Tầm nhìn dài hạn
Microsoft đã, và vẫn là, một trong những công ty được quản lý tốt nhất trên thế giới. Một trong những lý do thành công của họ là đầu tư liên tục và có tầm nhìn dài hạn. Bill Gates đã làm điều này, và Steve Ballmer kế tục bằng cách duy trì một niềm tin không thể lay chuyển vào các chiến lược lớn. CEO khác có thể đã cắt các hạng mục đầu tư lớn, nhưng Ballmer hiếm khi làm vậy.
Sự trở lại và trỗi dậy hiện nay của Microsoft phần lớn là kết quả của chiến thuật đặt cược dài hạn của Steve Ballmer…
Điểm mấu chốt của sự trỗi dậy ngoạn mục hiện nay của Microsoft phần lớn là kết quả của chiến thuật đặt cược dài hạn bởi Steve Ballmer, người đã phê duyệt hoặc nuôi dưỡng, chứ không giải tán – tất cả các hạng mục kinh doanh sau: Surface, Xbox, Cortana, Bing, vòng đeo tay Band, Office 365 và các cửa hàng bán lẻ Microsoft. Đó là chưa kể đến hướng đi mới cùng Windows 10 và giải pháp vận hành xuyên suốt từ điện thoại thông minh sang PC – Continuum, cùng việc cho nghỉ Steven Sinofsky như sự thừa nhận thất bại của Windows 8 và phong cách quản lý của ông ta – một bước đi rất cần thiết. Và có lẽ quan trọng nhất, cũng là lá bài cược sớm trong mảng kinh doanh nền tảng điện toán mây Azure, một đội ngũ mà Nadella dẫn dắt trong nhiều năm qua cũng có công lao.
Với những ai hoài nghi, cần hiểu rõ ràng: đầu tư mạo hiểm công nghệ lớn đòi hỏi rất nhiều kế hoạch, tiền bạc, không ngại khó và kiên nhẫn. Gần như tất cả các công cụ này đã được phê duyệt phát triển trước khi CEO mới cầm tay chèo, chỉ có kính thực tế ảo HoloLens là ngoại lệ do Nadella tăng tốc.
Một ví dụ thường hiểu biết của Nadella là chiến lược ưu tiên điều khiển chạm (touch-first) cho bộ Office dành cho iPad và iPhone. Nhưng dự án này đã được nhóm Office khởi xướng nhiều năm trước đây. Ballmer rất có thể đã giết chết các dự án khi Windows còn đang thắng thế. Nhưng ông đã để cho dự án này sống, biết rằng ông sẽ buộc phải tung nó ra một ngày nào đó, một quyết định ông thực sự đã tự đưa ra.
Và bộ phần mềm này đã được tung ra nhanh chóng sau khi Ballmer ra đi — và tiếp tục được phát triển cho Android — chẳng phải đã được Nadella theo sát? Có lẽ vậy. Nhưng dự án này đã tồn tại với yêu cầu cao từ đầu, chỉ chờ được kích hoạt.
Vẫn là …”thiết bị và dịch vụ”
Chính những điều trên mang lại cho chúng ta phần cứng để có thể tôn lên phần mềm mới. Phát triển nhảy vọt gần đây của Microsoft từ một công ty phần mềm chỉ làm ra bàn phím và chuột, trở thành một công ty kiếm được hàng tỷ doanh thu từ máy tính bảng Surface hàng năm, thực sự đáng kể. Tất cả chúng ta đang quen với sự thay đổi này vì nó đã xảy ra nhiều năm trước. Tuy nhiên lúc đó việc này gây sốc và đầy rủi ro, được minh chứng bằng bất ngờ của việc tung ra Surface Pro năm ngoái.
Hôm nay, Satya Nadella là bộ mặt mới của Microsoft, đang tỏa hào quang lãnh đạo tại tổng hành dinh Redmond. Ông thay đổi thành công hình ảnh thương hiệu Microsoft như là một đối tác và công ty sáng tạo đổi mới, tử tế và nhẹ nhàng hơn — điều này không hề nhỏ. Tuy nhiên, chính Ballmer mới là người đặt nền móng cho gần như tất cả mọi thứ của Microsoft suốt 2 năm qua, nếu biết ông đã hình dung một công ty “thiết bị và dịch vụ” để đấu với Apple.
Điều thú vị, mặc dù Nadella đã có những thần chú và định vị lại Microsoft bằng “di động tiên phong, mây tiên phong” (mobile first, cloud first), công ty vẫn trông rất giống cơ đồ Steve Ballmer để lại: bùng nổ với cảm hứng phần cứng đang dẫn dắt một tổ chức từng trì trệ, lưỡng lự, đơn điệu, chỉ chuyên cấp phép OEM đi vào một kỷ nguyên mới. Chỉ cần nhìn vào phần cứng lai cải tiến từ Dell, HP, Lenovo và thậm chí Asus. Hơn nữa, Dell và HP đã đồng ý làm việc không thể tưởng tượng: bán và hỗ trợ Microsoft Surface cho phân khúc doanh nghiệp. Và Apple iPad Pro, chẳng phải là sản phẩm cạnh tranh ăn theo Surface?
Nadella đã nhận tiếp sức Ballmer và thể hiện tuyệt vời
Satya Nadella xứng đáng được ghi nhận công lao chấn chỉnh Microsoft trong nội bộ và bên ngoài. Ông đã tăng tốc phát triển các dự án giá trị như Office cho iOS và Android, và đã mở rất rộng độ phủ thiết bị di động cùng nhiều thương vụ mua lại các nền tảng ứng dụng phổ biến như Acompli (bây giờ là Outlook), Wunderlist, lịch Sunrise và Echo Notification. Tương lai ông đang đặt cược cũng đầy hứa hẹn, với HoloLens được biết nhiều nhất, và còn các động thái về trí tuệ nhân tạo (AI) như mua SwiftKey, học hỏi từ Xiaoice (“Little Bing”) được 40 triệu người dùng ở Trung Quốc, và mở nguồn phát triển cho các dự án máy học.
Nadella đã thể hiện tính cởi mở và khiêm tốn, và trở thành ví dụ sống cho những ai có thái độ thiếu quan tâm vốn đã cản trở tiến bộ trong Microsoft trong quá khứ.
Tổng Giám đốc hiện tại cũng đã mở ra cơ hội hợp tác quan trọng, lúc nào cũng ưu tiên Windows và Office, hợp tác với những cái tên như Dropbox, Box, Salesforce và Apple …
Tuy nhiên, Nadella vẫn còn những sai lầm, chưa sửa, mà tiếp tục ảnh hưởng đến hệ điều hành Windows di động và điện thoại. Ví dụ, Office Delve vẫn vắng mặt trên Windows Mobile (mặc dù là app yêu thích của ông), hay Sunrise Calendar và Office Sway – những app nổi bật khác. Điều này giảm uy tín Microsoft khi tuyên bố về việc phát triển app cho mọi nền tảng Universal Windows Platform; tại sao một nhà phát triển phải bỏ công sức phát triển app cho mọi loại hệ điều hành thuộc hệ sinh thái Windows toàn cầu khi ngay cả Microsoft, với nhiều nguồn lực như vậy, còn chưa phát triển hết các app đỉnh cao của họ cho mọi nền tảng Windows?
Nhưng là lãnh đạo mới của Microsoft, Nadella đã thể hiện tính cởi mở và khiêm tốn, và trở thành ví dụ sống cho những ai có thái độ thiếu quan tâm vốn đã cản trở tiến bộ trong Microsoft trong quá khứ, và thuyết phục thế giới rằng Microsoft đang làm việc tuyệt vời nâng cao vị thế người sử dụng trên bất kỳ nền tảng nào mà họ sử dụng.
Đây có lẽ là sự thay đổi quan trọng nhất Nadella chịu trách nhiệm: Microsoft theo tinh thần mới cam kết phát triển mây và di động xuyên nền tảng với các dịch vụ rộng khắp, trong khi định vị lại Office và Azure là nền tảng không thể thiếu, ở bên trên các hệ điều hành dành cho thiết bị.
Công bằng mà nói, cuộc chuyển giao giữa 2 CEO khác nhau đã suôn sẻ, bổ sung cho nhau và mang lại hiệu quả. Nadella khai thác tốt nhất các lá bài chiến lược đòn bẩy của Microsoft theo Ballmer, đồng thời cải thiện hình ảnh một Microsoft thân thiện, khiến báo chí và công chúng chấp nhận nhiều hơn thương hiệu này. Giờ đây tương lai công ty xán lạn hơn và ít ai có thể bỏ Microsoft ngoài cuộc, chuyện mà nhiều người dám làm vài năm trước đây.
Theo: PC World VN, 03/2016